Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SỬ HỌC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH LỊCH SỬ QUÂN SỰ

PGS, TS. Hồ Khang
Những năm qua công tác nghiên cứu lịch sử quân sự đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều công trình lịch sử về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự, hậu cần - kỹ thuật quân sự trong 30 năm chiến tranh (1945 - 1975)... đã được xuất bản ở trung ương và địa phương... Nhiều vấn đề lớn về lịch sử quân sự dân tộc qua các thời đại, lịch sử các học thuyết quân sự trên thế giới và học thuyết quân sự (hay trường phái quân sự) Việt Nam, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam, lịch sử tổ chức quân sự Việt Nam, lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam... đang thực hiện hoặc mới chỉ bắt đầu triển khai và dự định thực hiện.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

“THỐNG NHẤT BÊN TRONG, TÌM BẠN BÊN NGOÀI” VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, DÂN TỘC



PGS, TS Hồ Khang,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước VNDCCH ra đời – chính từ thời khắc lịch sử ấy, "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập"[1]. Dân tộc Việt Nam bước vào cuộc hồi sinh vĩ đại, tuy nhiên, lịch sử cũng đặt đất nước trước những thách thức tồn vong – "Tổ quốc lâm nguy!". Trong tình thế ấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam DCCH chủ trương "thống nhất bên trong, tìm bạn bên ngoài", "dĩ bất biến, ứng vạn biến", quyết tâm giữ vững độc lập, tự do.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

35 NĂM NHÌN LẠI “SỰ KIỆN LỊCH SỬ 7-1-1979” TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA



PGS, TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng uống chung dòng nước ngọt ngào của sông Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, có những nét lịch sử - văn hóa tương đồng, Việt Nam và Campuchia sớm có mối quan hệ mật thiết, máu thịt. Hình thành trong những năm tháng gian nan dựng nước và giữ nước, trải qua những thăng trầm lịch sử, như “lửa đã thử vàng”, quan hệ Việt Nam – Campuchia là mối quan hệ chiến lược, gắn bó bền chặt một cách tự nhiên.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 1950: BƯỚC TIẾN MỚI CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN VIỆT NAM



PGS.TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) của nhân dân Việt Nam. Bằng chiến thắng đó, Việt Nam đã phá vỡ thế bị bao vây bốn mặt, đưa cuộc chiến đấu bước sang một giai đoạn phát triển mới. Gắn với chiến công này là sự phát triển của lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

ĐẠO ĐỨC DA CAM



PGS,TS. Hồ Khang
Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Đi qua chiến tranh, mà có thể ngay trong chiến tranh nữa, người ta thấy rằng sự thử thách của đạo đức cũng quan trọng như sự thử thách về sức mạnh, niềm tin và trí tuệ. Huân chương được gắn trước ngực những người chiến thắng chính để nhắc nhở rằng chiến thắng cũng nằm nơi trái tim và lương tâm. Trong thời đại nhân loại tiến đến sự đồng thuận về lương tri và con người, việc nhắc lại chiến tranh, tội ác và đạo đức là cần thiết: bởi vì lịch sử thường tàn nhẫn để lại những người gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của chiến tranh, trong khi cuộc sống đời thường của họ lại là nỗi đau không thể xóa nhòa của quá khứ.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

VỀ HỆ THỐNG LÀNG XÃ CHIẾN ĐẤU Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)






Hồ Khang - Lê Thanh Bài
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Chiếm giữ vị trí quân sự trọng yếu trên dải đất Liên Khu 4, nên sau ngày Toàn quốc kháng chiến, Quảng Bình là một trong những mục tiêu mà thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh chiếm. Suốt những năm ấy, nơi đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá... giữa nhân dân Quảng Bình và thực dân Pháp. Đã có lúc, thực dân Pháp chiếm đóng phần lớn đất đai của tỉnh, thiết lập 150 đồn bốt, tạo thành hệ thống kiểm soát dày đặc và thẳng tay tàn sát hàng chục nghìn người dân. Trước sự hung hãn của thực dân Pháp, trong thời kỳ đầu, phong trào kháng chiến ở các địa phương trong tỉnh lâm vào tình thế hết sức khó khăn. 

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA HOÀNG KẾ VIÊM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX



PGS, TS HỒ KHANGThS. TRẦN ANH TUẤN
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia nửa cuối thế kỷ XIX, Hoàng Kế Viêm được biết đến là một trọng thần đức độ, một danh tướng tài năng, giàu lòng yêu nước, kiên quyết chiến đấu chống giặc ngoại xâm tới cùng vì nền độc lập thiêng liêng của dân tộc. Tài năng, đức độ cùng những cống hiến xuất sắc của ông đối với đất nước mãi mãi là niềm tự hào và là bài học giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Càng tự hào và trân trọng danh nhân Hoàng Kế Viêm, càng cần ra sức khai thác, phát huy di sản tinh thần vô giá đó vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

CHỈ THỊ KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC ( 25 – 11 – 1945): NHỮNG VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC, SÁCH LƯỢC TRONG BƯỚC CHUYỂN GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG


Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc



PGS,TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
 Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, thời kỳ từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Đảng CSĐD, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công một loạt vấn đề có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn chuyển từ giành chính quyền sang giữ chính quyền. Một trong số những vấn đề đó là việc xác định phương hướng, hình thành đường lối cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945 -1954) mà bản Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc ngày 25-11-1945 của BCHTƯ Đảng CSĐD là dấu mốc quan trọng trong quá trình này.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam phải đối mặt với hoàn cảnh đầy phức tạp và chồng chất khó khăn, vận nước ở vào tình thế "nghìn cân treo sợi tóc".

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG TRONG KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH



HẢI DƯƠNG – HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự
          100 năm đã trôi qua, nhưng khởi nghĩa Ba Đình càng khẳng định ý nghĩa lịch sử và tầm vóc to lớn đối với phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Ba Đình một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn vẫn là một trong những vấn đề khoa học hết sức cần thiết. Trong bài viết này với góc độ của những người làm công tác lịch sử quân sự. Chúng tôi trình bày về vấn đề tổ chức và sử dụng lực lượng trong khởi nghĩa Ba Đình.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

CỐ KẾT DÂN TỘC-MỘT TRUYỀN THỐNG BỀN VỮNG CỦA VĂN HÓA DỰNG NƯỚC VÀ GlỮ NƯỚC VIỆT NAM



HỒ KHANG & LÊ THANH BÀI
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, cố kết dân tộc là truyền thống bền vững nổi trội, chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là sản phẩm của cả một quá trình chung lưng đấu cật, làm ăn sinh sống, chống thiên tai và ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Đó vừa là kết quả, vừa là động lực của sự hình thành, lớn mạnh của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử.