Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

VÀI NÉT VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG TRONG KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH



HẢI DƯƠNG – HỒ KHANG
Viện Lịch sử quân sự
          100 năm đã trôi qua, nhưng khởi nghĩa Ba Đình càng khẳng định ý nghĩa lịch sử và tầm vóc to lớn đối với phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Ba Đình một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn vẫn là một trong những vấn đề khoa học hết sức cần thiết. Trong bài viết này với góc độ của những người làm công tác lịch sử quân sự. Chúng tôi trình bày về vấn đề tổ chức và sử dụng lực lượng trong khởi nghĩa Ba Đình.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

CỐ KẾT DÂN TỘC-MỘT TRUYỀN THỐNG BỀN VỮNG CỦA VĂN HÓA DỰNG NƯỚC VÀ GlỮ NƯỚC VIỆT NAM



HỒ KHANG & LÊ THANH BÀI
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, cố kết dân tộc là truyền thống bền vững nổi trội, chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là sản phẩm của cả một quá trình chung lưng đấu cật, làm ăn sinh sống, chống thiên tai và ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Đó vừa là kết quả, vừa là động lực của sự hình thành, lớn mạnh của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

TỪ TRUYỀN THỐNG CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA DÂN TỘC, NGHĨ VỀ SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN



Đền Hùng
Thượng tá, TS Hồ Khang
Dõi nhìn lịch sử Việt Nam, dễ dàng nhận thấy rằng, dựng nước phải đi đôi với giữ nước là đặc điểm bao trùm, là quy luật cơ bản, xuyên suốt lịch sử của miền đất đầu sóng ngọn gió bên mép Thái Bình Dương bao la này. Và cũng dễ dàng nhận thấy, trên hành trình dằng dặc hàng nghìn năm ấy, dân tộc Việt Nam đã bao phen buộc phải dồn tâm lực để tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, chống lại các thế lực ngoại xâm hung hãn, khét tiếng, có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn gấp nhiều lần. Trong các cuộc chiến tranh đó, để đương đầu và đánh bại ý chí của kẻ thù xâm lược, người Việt Nam đã huy động sức mạnh tiềm tàng và to lớn của toàn dân tộc.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

NGUYỄN HUỆ VỚI NHÂN TÀI ĐẤT NƯỚC

                            Đại uý Hồ Khang*
    Trước khi tốc thắng ra Bắc phù Lê, diệt Trịnh, lịch sử ghi nhận Nguyễn Huệ là một tài năng về quân sự, còn những cố gắng của ông trên lĩnh vực chính trị rộng lớn, có chăng, cũng mới chỉ biểu hiện mờ nhạt. Bởi vì ngày ấy, những chiến công quân sự lẫy lừng ở miền Gia Định không được chuyển hoá thành thắng lợi chính trị bền vững tuy thuộc về Nguyễn Nhạc, nhưng là một trong các lãnh  tụ của phong trào Tây Sơn, Nguyễn Huệ cũng dự một phần trách nhiệm.
Song, trải qua thực tiễn, qua tháng năm xông pha trận mạc, cùng với sự lớn mạnh của phong trào, Nguyễn Huệ đã có được tầm nhìn phổ quát hơn. Tầm nhìn đó không chỉ biểu hiện ở lĩnh vực quân sự mà còn ở khía cạnh chính trị. Ở bài này, chúng tôi chỉ hạn chế trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Huệ với các cựu thần triều Lê. Trong quan điểm “trung quân” thời phong kiến, vấn đề này chẳng những thể hiện tầm nhìn của một lãnh tụ, sự nhạy cảm thức thời của một số trí thức, quan lại phong kiến mà nó còn tỏ rõ được sức thu hút, bản chất tiến bộ hay không của một phong trào.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TÂY SƠN – SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC



Thượng tá TS HỒ KHANG
Trong lịch sử trung đại Việt Nam, thế kỷ XVIII được biết đến như một khoảng thời gian đầy tao loạn: cuộc chiến giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra triền miên và tàn khốc, đất nước bị cắt chia thành Đàng Ngoài và Đàng Trong mà sông Gianh là phân giới, một số thế lực từ bên ngoài thừa cơ và mượn cớ để xâm lấn đất đai. Li loạn, đói kém phủ bóng đen xuống đầu người dân Việt. Đời sống xã hội ngày càng ngột ngạt và nền độc lập của đất nước bị uy hiếp nặng nề. Chính lúc đó, Nguyễn Huệ đã cùng anh là Nguyễn Nhạc, em là Nguyễn Lữ phất cờ nghĩa ở đất Tây Sơn thượng đạo, khởi đầu cho một phong trào mà dấu ấn của nó phổ vào lịch sử Việt Nam sắc màu chói đỏ: đập tan các thế lực phong kiến cát cứ, xóa bỏ ranh giới chia cắt non sông, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của 5 vạn quân Xiêm ở phía Nam và 29 vạn quân Thanh ở phía Bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

LÊ LỢI VỚI ĐỘI NGŨ TƯỚNG LĨNH TRONG SỰ NGHIỆP CỨU NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC (1416 — 1433)





HẢI DƯƠNG -HỒ KHANG
Sự nghiệp cứu nước và dựng nước của người anh hùng dân tộc Lê Lợi đến nay đã có nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu. Với những mức độ khác nhau, ở các thời đại khác nhau, các công trình nghiên cứu nhìn chung đã khẳng định vị trí, vai trò và công lao của Lê Lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam (những năm 1416 – 1433). Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tìm hiểu về Lê Lợi với đội ngũ tướng lĩnh, một trong những nhân tố quan trọng đề giành thắng lợi trong sự nghiệp cứu nước và dựng nước của nhân dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XV.

VỀ CUỘC CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ CỦA HỒ QUÝ LY CUỐI THẾ KỶ XIV – ĐẦU THẾ KỶ XV



HỒ KHANG
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ,
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỉ thiên niên.
Kiền khôn kim cổ vô cùng ý,
Khước tại thương lương viễn thụ yên
-         Quan Hải – Nguyễn Trãi[1]
Cuối thế kỷ XIV, chính quyền Đại Việt căn bản là một thể chế hỗn độn, duy trì những hình thức nửa vời của một nhà nước có xu hướng tập trung quyền lực với một tình trạng tản quyền rộng khắp. Sự gia tăng quyền lực của quý tộc địa phương, đặc biệt hoàng tộc, nổi lên đặc biệt mạnh với mô hình điền trang thái ấp từ cuối thế kỷ XIII, kết hợp với sự mở rộng lực lượng tăng lữ khắp đất nước khiến tiềm lực quốc gia bị cắt xén, quyền lực nhà nước có nguy cơ bị xói mòn. Quyền lực tư tưởng vốn thường do Nhà nước dẫn đạo chìm khuất vào non cao chứ không trở thành một chân đế chính trị như nhà Trần của thế kỷ XIII hi vọng.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

MIẾN NAM TRONG TƯ TƯỞNG VÀ TÌNH CẢM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



PGS,TS.Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
Dẫn nhập
Hơn 20 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, trong tác phẩm Nhìn lại quá khứ, tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, Mc Namara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, người phục vụ qua hai đời Tổng thống Ken-nơ-đi và Giôn-xơn, đã thừa nhận rằng nước Mỹ “không nhận ra được những hạn chế của các thiết bị quân sự trong sự đối đầu với những trào lưu nhân dân được thúc đẩy cao”… “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩu Việt Nam đấu tranh và hi sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó”. Nhận xét này, dù còn phiến diện, phần nào đã chạm tới sự thực: sức mạnh của lòng yêu nước, của “trào lưu nhân dân được thúc đẩy cao” mà thực chất là khối đại đoàn kết toàn dân, được tập hợp dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 KHÁT VỌNG VỀ NỀN TỰ DO-ĐỘC LẬP-TRỌN VẸN




PGS,TS. Hồ Khang
Cách nay 61 năm, vào ngày 2.9.1945, tại vườn hoa Ba Đình, trước cuộc mít tinh của gần triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, chính thức tuyên bố với toàn thể quốc dân Việt Nam và các nước trên thế giới sự ra đời của nước Việt Nam DCCH: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
Ngày 2.9.1945 trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc Việt Nam.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

TỪ THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TÓM LƯỢC MỘT QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC


PGS.TS Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
1- Sự vận động lịch sử của một quốc gia, xét trên chiều cạnh kinh tế- xã hội, như Marx từng nhận định, xoay quanh sự vận động đối lập giữa đô thị với nông thôn[1]. Nhưng, xét trên khía cạnh chính trị thì lịch sử của một dân tộc được phản ánh bằng lịch sử những trung tâm chính trị của nó- thường là những đô thị được kiến tạo, rồi suy tàn và có thể phục hưng. Thêm vào đó, nếu xét một trung tâm chính trị theo nghĩa rộng nhất, thì hẳn phải phân tích chúng như những trung tâm quyền lực đầy ảnh hưởng đối với một vùng đặc trưng về địa- văn hóa. Những trung tâm như thế bao giờ cũng thể hiện ra trong lịch sử như là các đô thị với mức độ tập trung nguồn lực đáng kể. Từ góc độ này, có lẽ nên nhìn nhận lịch sử Việt Nam như một quá trình dịch chuyển, định dạng và hình thành các trung tâm chính trị, mà ở đây chúng ta nghĩ tới trục nối dài từ Thăng Long nghìn năm đến đô thị trẻ Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

TỪ TÁC PHẨM “NÂNG CAO PHẨM CHẤT CỘNG SẢN CỦA ĐẢNG VIÊN” SUY NGHĨ VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CHỈ HUY TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY


PGS, TS. Hồ Khang
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
1. Tháng 12-1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07 “Về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội” với mục tiêu bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc của Đảng trong mọi tình huống, phát huy cao độ trách nhiệm của người chỉ huy, không ngừng nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Nghị quyết 07 chỉ rõ: Đảng lãnh đạo trực tiếp, tập trung, thống nhất các lực lượng vũ trang cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân của quân đội, làm cho quân đội trung thành vô hạn với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.